Làm Sao Cho Dễ Ngủ Và Ngủ Ngon

Chào bạn!


Làm sao cho dễ ngủ và ngủ ngon là câu hỏi của nhiều người không chỉ đối với bệnh nhân mắc chứng bệnh mất ngủ. Tuy nhiên, để giúp ngủ ngon và sâu giấc cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây mất ngủ , từ đó có chế độ điều chỉnh cho hợp lý.


1.


Mất ngủ hay khó ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh rơi vào tình trạng không thể ngủ sâu giấc, giấc ngủ chập chờn và khó đi vào giấc ngủ. Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ, dưới đây là một số nguyên nhân chính:


-Mất ngủ do tuổi tác


Chu kỳ sinh lý thức - ngủ sẽ thay đổi dần theo tuổi tác. Khi bước vào giai đoạn cao niên thời gian dành cho giấc ngủ sẽ ít đi , thậm chí trằn trọc khó ngủ vào ban đêm, mặc dù ban ngày ngủ rất ít.


-Mất ngủ do stress
Căng thẳng kéo dài dẫn đến stress, stress khiến các dây thần kinh trở nên căng thẳng, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi. Stress kéo dài làm gia tăng lượng hormone Cortisol dẫn đến rối loạn giấc ngủ.


-Mất ngủ do bệnh lý
Một số bệnh như viêm xoang , cảm cúm, viêm dạ dày, đại tràng, huyết áp, xương khớp, rối loạn tiểu tiện.... Cũng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngoài ra, sử dụng các loại thuốc chứa caffein cũng làm kích thích não bộ trở nên hưng phấn và gây khó ngủ.
-Mất ngủ do ngoại cảnh


Tiếng ồn quá lớn, ánh sáng quá mạnh cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ. Phòng ngủ không thoáng mát, sạch sẽ, sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ... cũng là các nguyên nhân tác động dễ gây mất ngủ.


2.Mất ngủ gây tác hại gì?


Giấc ngủ giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể, giúp giảm stress, làm cho não bộ được nghỉ ngơi và thư giãn. Mất ngủ kéo dài có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe:
-Làm mất tập trung, suy giảm trí nhớ
Giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn, không sâu giấc, bộ não sẽ dành rất ít thời gian cho trạng thái REM ( giai đoạn ngủ sâu và mơ). Kết quả chúng ta sẽ cảm th 26;́y chậm chạp và gặp khó khăn trong việc hoàn thành các nhiệm vụ, đặc biệt là khả năng ghi nhớ. Đặc biệt, mất ngủ làm tổn thương các tế bào thần kinh của não bộ , dẫn đến các tế bào này dễ bị lão hóa và gây suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung.


-Giảm hiệu suất công việc
Thiếu ngủ làm giảm hiệu suất làm việc. Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, một giấc ngủ trưa ngắn giúp cải thiện tâm trạng và tăng hiệu suất công việc. Giấc ngủ sâu và đủ giấc sẽ giúp lấy lại tinh thần sảng khoái, hồi phục năng lượng nhanh chóng và giúp tỉnh táo để bắt tay vào công việc ngay.


-Mất ngủ làm tăng cân


Mất ngủ là thủ phạm chính gây tăng cân. Khi thiếu ngủ, cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, các cơ quan không đảm nhiệm được chức năng vốn có của nó, khiến cho năng lượng không được tiêu hao, tăng lượng mỡ được tích tụ trong cơ thể.


-Mất ngủ làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch


Những người bị mất ngủ có nguy cơ gây tăng huyết áp&nb

sp; và mắc bệnh tim mạch hơn người bình thường. Bởi khi mất ngủ, hệ thần kinh giao cảm hoạt động nhiều hơn, mạch máu co lại, huyết áp tăng, tạo áp lực thêm cho trái tim. Hơn nữa, khi ngủ ít, cơ thể cần nhiều insulin hơn để duy trì mức độ đường huyết bình thường, do đó có tác động xấu tới mạch máu và tim.
-Mất ngủ ảnh hưởng đến làn da
Thiếu ngủ làm cơ thể gia tăng sản xuất hormon căng thẳng cortisol gây phá vỡ nhiều collagen trong cơ th 34;̉. Loại hormon này làm tăng tình trạng viêm do mụn và làm sớm hình thành nếp nhăn. Mất ngủ cũng ảnh hưởng tới chức năng tự bảo vệ của làn da, làm khô da và tăng độ nhạy cảm trên da


-Mất ngủ gây rối loạn tâm lý


Thiếu ngủ, bộ não sẽ có những phản ứng tiêu cực. Nó thường dẫn đến tình trạng rối loạn, lo âu, cáu gắt, uể oải, mệt mỏi,... Đồng thời gây nảy sinh rất nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, tự kỷ,... Nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoàn thiện của hệ thần kinh.


-Mất ngủ gây bệnh tiểu đường


Theo nhiều nhà khoa học, thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh tiểu đường. Yếu tố ảnh hưởng đến bệnh này chính là insulin, dây dẫn của glucose đến các cấu trúc tế bào. Sự mất cân bằng của glucose (dù tăng hay giảm) cũng gây ra buồn ngủ. Nếu cùng với điều này, xuất hiện thêm các biểu hiện như khô miệng, khát nước, ngứa và mẩn đỏ, huyết áp tăng,... thì bạn cần đến bác sĩ đa khoa hay một bác sĩ nội tiết để tư vấn về bệnh tiểu & #273;ường.


Thiếu ngủ sẽ dẫn đến viêm cứng lòng mạch máu vì gia tăng hormon gây stress, đường huyết, huyết áp và béo phì, các nguy cơ dẫn tới bệnh tiểu đường.
-Nguy cơ ung thư vì mất ngủ


Thiếu ngủ cũng là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ ung thư. Nguyên nhân do hormone melatonin được sản xuất ra trong khi ngủ có thể chống lại sự tăng trưởng của các tế bào khối u và khi thiếu ngủ, hormone này bị hạn chế rất nhiều.


3.


Trước hết bạn cần xác định nguyên nhân gây mất ngủ của bản thân mình, có thể do áp lực học tập, hay bạn có đang gặp vấn đề bệnh lý gì không? Hạn chế được các nguyên nhân sẽ cải thiện được chất lượng giấc ngủ của bạn. Vậy làm sao để dễ ngủ và ngủ ngon? Chúng tôi xin gợi ý bạn một số cách dưới đây giúp bạn đi vào giấc ngủ sâu hơn:


-Tắt hết các thiết bị điện tử trước khi lên giường đi ngủ


-Tắm nước ấm trước khi đi ngủ
-Tắt điện hoặc để nguồn sáng dịu với mắt bạn


-Sắp sếp và vệ sinh giường ngủ thật sạch sẽ
-Ngồi thiền hoặc sử dụng các loại tinh dầu giúp tinh thần thoải mái.


-Bố sung Melatonin - hooc-môn chịu trách nhiệm gây ra cảm giác buồn ngủ cho cơ thể khi ở trong bó tối. Sử dụng với một liều lượng nhỏ một lần sẽ tốt hơn là dùng với số lượng nhiều vào mỗi đêm. Khi sử dụng loại bổ sung hooc-môn này bạn sẽ dễ dàng rơi vào cơn buồn ngủ do tác dụng của nó.
-....
Nếu tình trạng vẫn không được cải thiện bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kê các loại thuốc có tác dụng mạnh hơn!


Chúc bạn thành công!


Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ

Next Post Previous Post