Xem Làm Sao Để Học Sinh Yêu Môn Ngữ Văn?

()

Mấy năm gần đây, việc sa sút của môn Ngữ văn trong trường phổ thông là rất đáng lo ngại và được dư luận quan tâm bàn luận nhiều.

Trước hết, việc môn Ngữ văn trong trường phổ thông sa sút là một nghịch lý. Bởi vì dân tộc ta vốn có truyền thống trọng văn, yêu thích văn chương và cha ông ta trong suốt hàng nghìn năm đã dồn tâm huyết, tài hoa sáng tạo nên một gia tài văn chương bề thế với nhiều tác phẩm bất hủ sánh ngang với những kiệt tác của văn chương thế giới. Chương trình Ngữ văn còn bao gồm những tác phẩm văn chương ưu tú của nhân loại. Mặt khác, từ trước đến nay, môn Văn (cùng v&# 7899;i môn Toán) luôn được xác định là một môn học quan trọng với số tiết nhiều, hệ số điểm cao và chúng ta có nhiều thế hệ GV (giáo viên) văn tài năng và tâm huyết.

Tuy nhiên, không nên đánh giá tình hình một cực đoan như đồng nghiệp Hồ Minh Thông trong bài "Đâu là nguyên nhân thực sự của tình trạng HS (học sinh) chưa yêu môn Văn?" trên báo Hà Tĩnh ngày 4/11/2008 và trên chúng tôi Đồng nghiệp Hồ Minh Thông viết: "...nhiều HS rất sợ đến tiết học Văn...". Đúng là nhiều HS không thích học văn, "bỏ bê, chán chường, lạnh lùng với môn Văn" nhưng nếu kết luận HS "rất sợ"(cảm thấy nguy hiểm, bị đe dọa) môn văn thì quả là võ đoán và khiên cưỡ ;ng. Nếu có bằng chứng nào về việc HS ngày nay "rất sợ" môn văn thì xin đồng nghiệp Hồ Minh Thông cung cấp, nếu không xin đừng "phán" một câu có tính "bôi đen", "khủng bố" như vậy. Và không hiểu tại sao, vẫn có không ít người cùng chung nhận định này. Có người còn cho là "HS sợ môn văn như sợ cọp"!?

Môn văn trong trường phổ thông có một mối liên hệ mật thiết với văn hóa đọc ngoài đời. Hiện nay, văn hóa đọc đang xuống cấp trầm trọng, khiến cho việc chấn hưng môn Ngữ văn trở nên hết sức khó khăn. Bởi vì văn hóa đọc là nền tảng, là ngọn nguồn nuôi dưỡng trí tuệ, tâm hồn con người; môn Văn có một chức năng quan trọng là tạo tiền đề để HS đi vào thế giới của văn hóa đọc khi trưởng thành. Nếu như các gia đình không có truyền thống ham thí ;ch đọc sách và người lớn ít đọc sách thì rất khó phát triển văn hóa đọc cho giới trẻ. Mặt khác, lối học thực dụng, "học để thi" là một quan niệm phổ biến của nền giáo dục chúng ta, và đang là một rào cản lớn đối với môn Ngữ văn hiện nay do sự thay đổi về nhu cầu nhân lực của xã hội.

Đồng nghiệp Hồ Minh Thông đã đề cập một vấn đề cơ bản, quan trọng nhất, đó là làm sao để HS yêu thích môn Ngữ văn. Đúng là nếu như HS có được một tình yêu văn chương thực sự thì mọi vấn đề của môn Văn đã trở nên thông suốt, nhẹ nhàng. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là đồng nghiệp chỉ mới dừng lại ở mức độ nêu vấn đề chứ chưa đưa ra được câu trả lời thỏa đáng. Thực ra đây là một câu hỏi đã bỏ ngỏ suốt nh iều năm qua, bởi vì "yêu thích" hay "tình yêu" là một điều rất tinh tế và phong phú, khó nắm bắt, khó "cân đong đo đếm" chính xác, mọi kết luận về nó chỉ có tính chất tương đối. Và làm thế nào để tạo ra tình yêu, nuôi dưỡng tình yêu lại càng khó hơn nữa. Đồng nghiệp Hồ Minh Thông cho rằng HS không yêu văn chương là do các em "chưa ý thức được tác dụng, ý nghĩa của văn chương trong cuộc sống, không hiểu được tầm quan trọng của "Văn học là nhân học".. . Rồi đồng nghiệp quy về nguyên nhân từ phía GV văn và đưa ra một giải pháp rất "đơn giản, gọn nhẹ", đó là đội ngũ GV phải nâng cao trình độ, tâm huyết "để mỗi giờ học đối với các em là những khoảnh khắc đầy say mê hứng thú...". Thưa đồng nghiệp Hồ Minh Thông, vấn đề không đơn giản như vậy.

Chúng tôi đồng ý với đồng nghiệp Hồ Minh Thông rằng chính sự yếu kém của một bộ phận GV khiến HS quay lưng lại với môn văn, nhưng không đồng ý ở chỗ cho đó là nguyên nhân chính, "mạnh nhất". Xin lấy ví dụ từ chính bản thân chúng tôi để trao đổi cùng tác giả. Chúng tôi đi dạy môn văn đã 10 năm, và những năm đầu quả là đã có những giờ dạy thành công, được HS thích thú, thậm chí có những em HS đã rơi nước mắt nhưng sau mấy năm, vào dạy ở l& #7899;p chọn ban A, cũng bài ấy, cách dạy tương tự nhưng các em hoàn toàn dửng dưng, không quan tâm. Ngay các thầy giáo kì cựu, xuất sắc cũng than phiền về tình trạng HS coi môn Văn là môn "phụ", không chịu khó học hành, thầy cô giảng hay cũng mặc, giảng dở cũng không quan tâm. Các GV giỏi cũng chỉ có những "khoảnh khắc đầy say mê hứng thú" ở các lớp ban C, còn sang các lớp chọn ban A là "mất lửa" ngay. Chính thái độ thiếu tích cực của HS là một nguyên nhân khiến cho GV chán nản, thiếu ý thức ph̐ 5;n đấu và ngày càng cùn mòn dần đi. Chúng tôi không biện hộ hay đổ lỗi cho GV, mà chỉ muốn nói đúng bản chất vấn đề.

Trong một bài trên Vietnamnet, chúng tôi cho rằng nếu như HS không có nhu cầu học văn, thì GV dù say sưa, tâm huyết đến mấy cũng vô nghĩa, thậm chí giống như anh chàng Đông Ki-sốt vác giáo thúc ngựa lao vào cối xay gió. Giả sử nguyên nhân "mạnh nhất" khiến HS "sợ học văn" là từ phía GV, vậy tại sao những GV giỏi nhất, tâm huyết nhất cũng nhiều khi bất lực, thở dài buông xuôi?

Chúng tôi xin được thử lí giải vấn đề từ góc độ "tình yêu" mà đồng nghiệp Hồ Minh Thông đã nêu. Tình yêu phải đến từ hai phía, chứ "đơn phương" thì không thể có kết quả, tại sao đồng nghiệp chỉ nêu hướng khắc phục từ phía GV? Tình yêu bao giờ cũng gắn với những nhu cầu nhất định, chứ không hoàn toàn vô điều kiện như một số người ngộ nhận. Ví dụ đối với môn văn là nhu cầu khám phá, thưởng thức cái đẹp của nghệ thuật chẳng h ạn.

Và tình yêu bao giờ cũng phải gắn liền với sự khám phá, hiểu biết sâu sắc. Một nhà khoa học cho rằng: Sự hiểu biết đem đến tình yêu, càng nghiên cứu khoa học càng yêu khoa học. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ phía chương trình không phù hợp, sự tích lũy kiến thức xã hội, văn chương của HS còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, chúng tôi đã đề xuất nên điều chỉnh chương trình theo hướng "tinh giản, thiết thực", nghĩa là giảm bớt đi những nội dung có tính hàn lâm, những bài học quá khó, quá xa lạ với tâm tư, tình cảm, nhu cầu, hứng thú của giới trẻ. Vì vậy, cần phải có một cuộc điều tra, khảo sát quy mô lớn để trả lời một cách chính xác nhất các câu hỏi: Giới trẻ ngày nay nghĩ gì, thích gì, cái gì thực sự cần cho giới trẻ, cần phải trang bị những gì cho các "công dân toàn cầu" tương lai? Theo chúng tôi, bên cạnh những mục tiêu cơ bản bất di bất dịch như lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tình yêu thương con người, tình yêu cái đẹp, khát vọng bồi đắp những giá trị nhân bản...thì cần lưu ý đến những yêu cầu có tính thời đại như khả năng chủ động, sáng tạo, tinh thần hợp tác, năng lực quản lý, điều hành, kĩ năng diễn thuyết, khả năng thưởng thức nghệ thuật...Tinh giản để tránh nhàm chán, "thiết thực" để xóa bớt đi khoảng cách giữa "văn" và "đời" nhưng vẫn bảo đảm tính chất đặc thù của một môn nghệ thuật-khoa học chứ không có nghĩa là thO 21;c dụng đến mức môn Đạo đức và GDCD có thể thay thế như đồng nghiệp Hồ Minh Thông đã suy diễn. Xin hỏi đồng nghiệp Hồ Minh Thông, môn Đạo đức và GDCD thì làm sao thay thế được môn Tiếng Việt và Tập làm văn?

Không hiểu sao một nhà giáo lại có thể có cách suy diễn kì quặc như: "Xin hỏi bạn, như thế nào được gọi là thiết thực? Hay chúng ta phải đáp ứng nhu cầu thực tiễn, dạy cho học sinh cách kiếm tiền, cách thành đạt, cách bon chen để ngoi lên giữa cuộc đời này thì học sinh mới thích?". Phải chăng đồng nghiệp Hồ Minh Thông không phải là GV môn Văn? Nếu là GV văn thì dĩ nhiên là phải biết không bao giờ môn văn lại dạy HS "cách kiếm tiền,...cách bon chen để ngoi lên" cả (và trong nhà tr ường không môn nào dạy HS những điều ấy). Thiết nghĩ nếu quả thực đồng nghiệp Hồ Minh Thông không hiểu thế nào là "thiết thực" trong môn Văn thì cũng không nên suy diễn kiểu quy chụp cho người khác như thế.

Trở lại với vấn đề làm sao để HS yêu thích môn văn, chúng tôi cho rằng bên cạnh việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV như đồng nghiệp Hồ Minh Thông đề xuất cần có một hệ thống giải pháp tổng thể, đồng bộ như chấn hưng văn hóa đọc, lành mạnh hóa môi trường đạo đức xã hội, giảm tải chương trình, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tổ chức các hoạt động có tính chất "hỗ trợ", "b& #7893; trợ" các môn KHXH như các trò chơi truyền hình, giải đáp ô chữ, câu lạc bộ thơ văn, lịch sử, thi viết thư quốc tế, "Viết, vẽ tuổi học trò", các hoạt động ngoại khóa, tham quan, dã ngoại...Việc đổi mới dạy học văn trong trường phổ thông cần được tiến hành song song với một chiến lược giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục đạo lý truyền thống của quốc gia. Còn dồn tất cả gánh nặng lên vai người GV là không công bằng và không khả thi. Dĩ nhi 34;n trong khi chờ đợi những cải cách ở tầm vĩ mô không biết bào giờ mới có thì việc các nhà giáo đam mê, sáng tạo, đem đến cái mới, cái đẹp cái hay trong mỗi giờ lên lớp là rất đáng trân trọng, khuyến khích. Chúng tôi mong qua diễn đàn này sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp về những cố gắng, sáng tạo của đồng nghiệp đã góp phần thắp lên ở HS khát vọng và tình yêu đối với môn Văn.

Next Post Previous Post