Sự Ảnh Hưởng Của Nguyên Liệu Đến Âm Sắc Tiêu Sáo
Trúc, nứa, gỗ, nhựa, inox, nhôm, ... cái nào làm sáo cho ra âm sắc tốt nhất, hay nhất?
Trúc vùng nào thì tốt nhất, nứa vùng nào thì âm hay nhất, ...?
Trúc nứa đều thuộc họ tre trúc, là loại cây có nhiều đốt, ở chính giữa thân trống rỗng. Thân tre trúc được cấu tạo bởi các thớ dài và xuyên suốt. Trúc có thớ nhỏ và mịn, có độ dẻo cao, nhiều nhựa, thường dày, có đốt ngắn ( tầm 5-30cm) nên khi làm trúc phải thông lòng bỏ cái mắt trúc đi vì chiều dài cho một cây sáo thường 40 cm trở lên. Nứa thì đốt dài hơn và người ta hầu hết chọn những cây nứa có đốt đủ dài để không phải thông lòng. T hớ nứa to hơn, đàn hồi hơn, phản xa âm tốt hơn, ít nhựa, và mỏng hơn.
Gỗ không có lỗ rỗng nên để chế tạo tiêu sáo bằng gỗ, chúng ta phải tiện tròn và tiện lòng trong. Thớ gỗ thường bé, mịn và không thẳng. Các loại gỗ thường dùng để làm sáo như pơ mu, trắc, cẩm lai, hương, hồng mộc, mun, ...
Nhôm, inox, bạc ( kim loại nói chung ) và nhựa thì không có thớ, đặc.
Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về âm sắc. Về cơ bản, âm sắc của tiêu sáo được tổng hợp từ nhiều yếu tố là âm của hơi và âm của thành tiêu sáo. Nhiều người cho rằng âm của cây sáo phụ thuộc 70% vào nguyên liệu (tức là do thành tiêu sáo), nhiều người lại cho rằng người thổi sáo hay thổi cây nào cũng hay (tức âm do người thổi), và cũng có người cho rằng, làm sáo giỏi thì âm hay ( tức là do kinh nghiệm chế tác). Theo mình cả 3 yếu tố trên có vai trò như nhau và đ 7873;u rất quan trọng. Các bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về âm sắc qua bài viết . Người chế tác thực sự giỏi phải hiểu rõ cụ thể từng yếu tố và biết kết hợp nó lại. Để mà phân tích nghiên cứu thì rất dài dòng. Ở bài viết này chúng ta chỉ quan tâm đến yếu tố thứ nhất là do nguyên liệu.
Đi vào vấn đề chính là âm sắc của từng nguyên liệu trên (tấc nhiên bỏ qua các yếu tố khác)
Trúc âm thường bí, nặng do dày và nhiều nhựa, thường khó chuẩn âm do thông lòng không tối đa, việc thông lòng trúc làm mất đi lớp màng trong lòng nó cũng làm âm khác đi khá nhiều, nhưng âm trúc thường êm do thớ trúc bé, mịn ( khi khoét đã nghe rất êm tay), trúc thường có âm ấm, sâu do dày. Âm trúc thường bị chê là đục, tuy nhiên, những ống trúc già và khô tối đa thì âm trong và đanh lắm, nó lại êm chứ không chói chang như nứa già. Trúc có mấy loại điển hình nh& #432;: trúc Đà Lạt, trúc Củ Chi, trúc Gia Bình (chủ yếu là lấy từ Bắc Cạn) , trúc tím và trúc Cao Bằng. Trúc Đà Lạt nổi tiếng với quảng trầm rất đẹp, vừa êm, vừa sâu, vừa ngọt ngào, nhưng khả năng lên cao kém hơn, trúc Tím nhập từ Trung Quốc, trúc tím có rất nhiều nhựa, nó lâu khô hẵn, chất âm có nét đặc trưng, đậm chất Tàu, não nề và sâu sắc, nhưng nó thường được làm vội nên âm nặng, bí (đặc biệt với sáo), trúc củ chi thì hơi giống nứa nam, nh+ 2;ng cứng hơn, kém dẻo hơn, lòng trong thường không trơn nhẵn ( kém vang, bí, ...) nghe đồn là nếu xử lý tốt lòng trong thì âm khá hay, trúc Gia Bình có chất âm không mấy đặc trưng, nhưng ổn định, và được sử dụng nhiều, vì trúc Gia Bình được nhập về từ nhiều nguồn khác nhau nên khá phong phú, Trúc Bạch là trúc được lấy từ Cao Bằng, trúc bạch có thớ mềm, võ mềm, khô hẵn thì có màu trắng, thấm nước sẽ thâm màu vàng ( trúc khác thường thâm đen), thớ trúc bạch t hường có màu đỏ cam, về âm sắc có nhiều nét đặc trưng hơn Gia Bình ở chỗ êm tiếng, ngọt tiếng, hơn nữa nó có 1 chất âm khá đặc trưng rất khó diển tả ( màu âm của sự dạt dào). Tuy nhiên, mới đây, mình phát hiện ra, Trúc Bạch với trúc Gia Bình cũng có tính chất như nhau. Trúc Bạch chỉ là trúc sau khi hấp, nên không còn nhựa và có màu trắng sữa. Đây là lý do mà nó dể bị thâm do không có lớp nhựa bóng bảo vệ, và nó nhanh khô. Trúc bạch chỉ làm vội, chứ v 7873; âm sắc không thể tốt bằng Trúc Gia Bình để khô kỹ được.
Nứa thì thường đanh hơn trúc, thanh tiếng hơn, vang hơn, nhẹ hơn, dể lên cao hơn, ... vì nó thường cứng hơn, mỏng hơn. Nứa Nam dẻo dể uốn, màu vàng sáng và đều màu, đốt dài, thớ nứa nhỏ. Nứa Bắc kém dẻo hơn, cứng hơn, đàn hồi tốt hơn, màu thường đỏ nâu, có nhiều vết vằn, xước, ... Về âm sắc, nứa Bắc âm đanh hơn, vang hơn, màu âm đẹp hơn, nứa nam thì êm hơn, ngọt tiếng hơn (đánh giá chung chung, từ ngữ diển tả có phần cá nhân ). Về âm sắc nứa B 855;c luôn được đánh giá cao hơn nứa Nam, Ngoài ra, hiện nay nứa miền Trung được sử dụng khá nhiều, về chất âm nó giống với nứa Bắc nhưng ít đanh hơn. Nứa Hà Tĩnh đang được sử dụng khá nhiều, âm thường đục và xì nhưng những cây tốt có âm khá tốt, nứa Hà Tĩnh nổi trội ở chỗ vẫn vang, nhưng lên cao khá êm, không chói. Mình phát hiện ra nứa Nghê An quê mình rất tốt, âm trong vang, thanh tiếng, lại êm, võ vàng bóng đẹp, nhưng ít được khai quật. Nứa Hòa Bình n 7895;i tiếng miền Bắc với đặc điểm dài, đẹp, âm đanh, vang, nhẹ, nứa Tam Đảo là đối thủ với chất âm sâu hơn nhưng không nhẹ và vang bằng, nứa Tây Thiên âm sâu nhưng một số ít hơi nặng tiếng, nứa Đại Từ Thái Nguyên cũng tựa tựa nứa Tam Đảo nhưng nhẹ tiếng hơn, nứa Cao Bằng làm sáo trầm rất tuyệt, âm thường êm tiếng, quảng 1 đẹp, quảng 2, 3 nhẹ, nhưng làm sáo cao lại thường hơi khô và đanh, thường thì 2 đầu bằng nhau, đốt dài, võ không bóng. Về nứ ;a Cao Bằng cũng có nhiều vùng miền khác nhau, chất âm cũng khác nhau. Tấc nhiên nứa ở đâu cũng có cái này cái kia, anh em góp ý thêm và thực tế thì chất âm nó phụ thuộc vào từng cây hơn là vào vùng miền. Để đánh giá âm sắc do chất trúc nứa gây nên, mình thường dựa vào thớ của nó, nghe tiếng gõ. Phân bên dưới mình sẽ phân tính rõ hơn về cấu tạo của trúc nứa để giải thích vấn đề này.
Gỗ thì cũng tùy loại gỗ, thường thì khoét gỗ sướng tay lắm, nó cũng mịn như trúc hoặc hơn, mình cũng chưa được thử nhiều, nhưng cơ bản âm của gỗ thì ít đục, không vang bằng nứa Bắc.
Nhựa thì ở mình thường dùng ống pvc, nói chung âm bí hơn tre trúc, nếu sử dụng nựa chất lượng cao có thể âm sẽ tốt hơn, nhưng màu âm sẽ hạn chế do nó là khối đặc chứ không có thớ. Kim loại cũng tương tự.
Trúc nứa bao gồm các bó và lớp nhựa liên kết và nước, các bó nứa sẽ cứng cáp, dần từ trong ra ngoài, trong cùng sẽ là lớp màng mỏng mềm (nếu là trúc, khi thông lòng lớp màng này sẽ mất đi). Trúc thì nhiều nhựa hơn nứa nên sẽ lâu khô hơn và dẻo hơn. Bó trúc bé hơn bó nứa. Bó cũng có thể gọi là thớ. Khi đánh giá một cây nứa trúc thông qua hình ảnh, người ta thường dựa vào thớ để đánh giá (bằng cách cắt mịn ngang cây trúc nứa). Lớp nhựa khô có tác dụng truyền dao động giữa các thớ trúc nứa với nhau, và liên kết chúng lại nhưng nhiều quá cũng là thành phần cản trở, nước thì hấp thụ kha khá âm thanh bởi gây ma sát. Khi trúc nứa khô, chúng ta bỏ nước vào lòng sáo thổi sẽ có âm thanh trong và vang hơn, nhưng khi nước và nhựa trong trúc nứa chưa khô, thì nó đang ở dạng nhầy, không những không truyền dao động mà còn càn trở. Việc gõ nghe âm của ống trúc nứa sẽ giúp chúng ta tưởng tượng ra được âm sắc thớ nứa phát ra. Nó cũng là 1 thành phần của âm sắc tiếng sáo, tiêu.
- Hiện tại các bài viết của đã được viết tại chi tiết hơn tại các bạn có thể ghé xem và nếu mua sáo hãy truy cập để chọn mua tiêu sáo các loại uy tín. Hướng dẫn thổi sáo