Cấp Cứu Dị Vật Đường Thở Bằng Thủ Thuật Heimlich
là thuật ngữ chỉ một vật lạ rơi và trong đường thở (khí quản, hầu, họng,...) gây cản trở hoặc chặn đường thở. Tắc nghẽn đường thở có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho cơ thể do như tổn thương ở não bộ. Hậu quả là hạn chế khả năng phát triển vận động tinh thần, ảnh hưởng tới khả năng nhai nuốt của trẻ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây tử vong ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi.
Nguyên nhân gây thường là do: Sặc (sữa, cháo, cơm,...) hoặc hít vào đường thở các vật nhỏ như hạt dưa, hạt lạc, đồng xu, kẹp giấy,... Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị hóc dị vật đường thở do trẻ chưa ý thức được đâu là vật nguy hiểm không thể nhai, nuốt,...
Dấu hiệu :
● Nạn nhân hít thở khó khăn, tạo tiếng động lớn, hớp khí để cố thở, có thể nghe tiếng rít qua miệng. Nạn nhân có thể bị , khó chịu, sợ hãi, da và môi nhợt nhạt, bầm đỏ, chuyển sang xanh tái;
● Nạn nhân không thể ho, không thể thở hay nói chuyện. Nạn nhân cố gắng hít thở với các dấu hiệu như co kéo lồng ngực, các xương vai và hõm ức. Da mặt nạn nhân chuyển màu xám, môi tím xanh, tâm lý hốt hoảng,...
Khi thấy nạn nhân bị hóc dị vật, tùy mức độ nghiêm trọng để lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp. Cụ thể, nếu nạn nhân còn hồng hào, khóc được, nói được, không khó thở thì nên đặt ở tư thế ngồi thở, giữ yên và đưa tới bệnh viện để khám, gắp dị vật ra. Nếu nạn nhân tím tái, khó thở, không khóc hoặc khóc yếu thì cần nhanh chóng gọi cấp cứu và tự thực hiện tại nhà.
Heimlich là thủ thuật dùng tay của người cứu hộ gây ra một áp lực mạnh trong đường dẫn khí để đẩy dị vật gây tắc khí quản ra khỏi .
Cơ hoành nằm dưới đáy tim và phổi, thực hiện co lại để phổi tự do di chuyển thông khí. Cơ chế của nghiệm pháp Heimlich là tạo ra một cơn ho nhân tạo bằng cách ấn vào cơ hoành, buộc không khí đi ra khỏi phổi, tràn lên qua cổ họng và nhờ đó đẩy mạnh dị vật bị mắc kẹt ra ngoài.
● Sặc bột hoặc dị vật ở trẻ nhỏ;
● Ngạt thở do thức ăn lấp , khí quản. Cần đặc biệt chú ý tới những người bị bệnh, mới khỏi bệnh chưa tự ăn được;
Không có chống chỉ định.
Cơ chế của là tạo một lực đủ mạnh ở dưới để đẩy dị vật ra ngoài hoặc gây cơn ho nhân tạo giúp đẩy bật ra ngoài. Cách thực hiện như sau:
● Phương pháp 1: Người sơ cứu đứng sau lưng nạn nhân, vòng tay ra phía trước (vùng thượng vị) nạn nhân, nắm bàn tay phải, bàn tay trái cầm bàn tay phải, áp sát vào vùng thượng vị, giật mạnh vòng tay về phía cơ hoành theo hướng từ dưới lên trên. Có thể lặp lại thủ thuật nhiều lần cho tới khi dị vật bị đẩy ra ngoài;
● Phương pháp 2: Người sơ cứu một tay vòng ra phía trước đỡ nạn nhân, một tay đập mạnh vào lưng nạn nhân (vùng giữa 2 xương bả vai) nhiều lần để đẩy dị vật đường thở ra ngoài.
● Phương pháp 1: Người cứu hộ đứng sau lưng ghế, vòng 2 tay ra phía trước nạn nhân, nắm bàn tay phải, bàn tay trái cầm bàn tay phải, áp sát vào vùng thượng vị, giật mạnh vòng tay về phía cơ hoành theo hướng từ dưới lên trên. Có thể lặp lại thủ thuật nhiều lần cho tới khi dị vật bị đẩy ra ngoài;
● Phương pháp 2: Người sơ cứu một tay vòng ra phía trước đỡ nạn nhân, một tay đập mạnh vào lưng nạn nhân (vùng giữa 2 xương bả vai) nhiều lần để đẩy ra ngoài.
Người thực hiện thủ thuật để đầu nạn nhân nghiêng về một bên, áp một tay vào vùng thượng vị, bàn tay kia đặt bắt chéo lên trên bàn tay này rồi đẩy mạnh từ bụng lên phía ngực để tạo lực đẩy dị vật bật ra ngoài.
Người sơ cứu dùng 2 bàn tay ấn mạnh vào vùng liên bả vai của nạn nhân nhiều lần (nạn nhân là người lớn hoặc trẻ lớn). Với trẻ sơ sinh, thực hiện nhấc 2 chân dưới của bé lên, dùng bàn tay còn lại vỗ lưng trẻ ở khoảng giữa 2 bả vai. Với trẻ nhỏ, người lớn ngồi thoải mái, đặt úp người em bé vào đùi và đập cườm tay vào lưng ở khoảng giữa 2 bả vai để trẻ ho ra dị vật.
Nạn nhân có thể thực hiện theo quy trình sau: Nắm tay lại, ngón cái hướng về phía trong cơ thể và giữ vị trí của nắm tay ở vị trí cơ hoành (trên rốn và dưới xương sườn). Tiếp theo, đẩy mạnh tay từ bụng lên ngực để đẩy vật thể bật ra khỏi đường thở. Nếu không thực hiện được hoặc không hiệu quả, bệnh nhân có thể sử dụng các đồ vật mềm như thành ghế, đặt tay vào đó để tăng lực đẩy lên cơ hoành, đẩy dị vật ra ngoài.
Không cố móc lấy dị vật ra và dịch chuyển nó vì có thể khiến dị vật rơi sâu hơn.
Khi nạn nhân thở trở lại, nên chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện để tiếp tục hút đờm, dãi, để lấy đi những dị vật còn sót lại trong đường thở;
● Cho nạn nhân thở oxy mũi;
● cho nạn nhân nếu cần thiết;
● Với nạn nhân không thở lại hoặc thở yếu, da và môi tím tái: Thực hiện thổi ngạt;
● Với nạn nhân ngừng tuần hoàn: Sơ cứu bóp tim ngoài lồng ngực và thổi ngạt.
Trẻ có thể bị hóc do khám phá những đồ vật xung quanh như hạt nhựa, đồ chơi loại nhỏ, cúc áo, đồng xu hoặc thức ăn như các loại hạt, kẹo, mẩu bánh mì,... Do vậy, để phòng ngừa hóc dị vật ở trẻ, phụ huynh cần cẩn thận khi chăm sóc trẻ, luôn chú ý tới bé. Bên cạnh đó, hóc dị vật đường thở cũng có thể xảy ra khi trẻ ăn quá nhanh nên cha mẹ cần chú ý cắt nhỏ thức ăn, hướng cho trẻ ăn chậm, nhai kỹ, không nói hoặc cười đùa khi đang ăn hoặc không ăn quá nhiều đồ cùng lúc.
Thực hành đúng theo quy trình chuẩn có thể giúp đẩy ra ngoài, khai thông đường thở và giúp nâng cao cơ hội sống sót cho nạn nhân.
Khách hàng có thể trực tiếp đến trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ.